image banner

NĂM 2025: TẬP TRUNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN. ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Di tích đền thờ Hưng Ninh Vương - Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung
Lượt xem: 0

NÚI RÙA (NGỌN ĐẦU LIM) THÔN 11, XÃ QUANG TRUNG (CHÍNH MỸ), TP THUỶ NGUYÊN – DI TÍCH ĐỀN THỜ HƯNG NINH VƯƠNG - TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ TRẦN TUNG (1230-1291) TỪ THẾ KỶ XIII

 

Từ giữa thế kỷ XIII, tại núi này là trang viên của gia đình Hưng Ninh Vương - Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Ngài sinh năm 1230, húy là Trần Tung (Trần Quốc Tung), là con đầu của An Sinh Vương Trần Liễu, là anh cả của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu (mẹ vua Trần Nhân Tông), là thầy học của vua Trần Nhân Tông khi còn nhỏ, đồng thời cũng là người thầy đã ấn chứng cho vua Nhân Tông về Thiền học. Ngài bẩm tính thanh cao, nổi tiếng thông minh thuần hậu, lại được giáo huấn chu đáo nên học nghiệp tinh thông nức tiếng khắp trong triều ngoài nội, được vua quan sĩ thứ kính mến.

Năm thân phụ qua đời Ngài được phong tước Hưng Ninh Vương và cử giữ chức Trấn Thủ Lộ Hồng (vùng Hải Dương, Hải Phòng ngày nay).

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược, Ngài đã lập nhiều công lớn: (1. Nhiều lần được triều đình phái đến doanh trại Thoát Hoan đàm phán, kế thù rất kính nể và khâm phục tài đối đáp của sứ thần Đại Việt. 2. Đã cùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy trận giải phóng kinh đô Thăng Long).

Sau chiến thắng quân Nguyên Ngài được cử giữ chức Tiết Độ Sứ vùng duyên hải (Thái Bình - Nam định hiện nay). Nhưng vốn không ham danh lợi Ngài xin từ chức về thái ấp Dưỡng Chân - tức nơi đây - lập tịnh thất đế chuyên nghiên cứu thiền học vui cuộc sống ẩn dật, thanh cao khiêm nhường giản di. Nhiều cư sĩ, tăng sĩ các nơi ngưỡng mộ tài đức đã về đây xin học đạo. Ngài khai trường, thuyết pháp. Trường được dựng ngay sát chân núi này. Trải qua hơn 800 năm, nay vẫn còn dấu tích cánh đồng Tràng học, giếng đá và cầu rửa của trường.

Ngài qua đời ngày mồng một tháng tư năm Tân Mão (1291) thọ 62 tuổi. Sau khi Ngài qua đời, Đệ nhất tổ Trúc Lâm Yên Tử (vua Trần Nhân Tông) thân đến tịnh thất Dưỡng Chân cho thu thập các bài thuyết pháp và các tác phẩm cùa Ngài, biên tập thành sách đặt tên sách là "Tuệ Trung thượng Sỹ ngữ lục" đích thân Tổ viết bài “Thượng Sỹ hành trạng" (Tiểu sử Thượng Sỹ): Cuối thế kỷ thứ XX giới sử học và phật học Việt Nam đã tổ chức những hội thảo khoa học về Ngài, các hội thảo đã đánh giá Ngài,rất cao. Ngài chẳng những là một nhà Thiên học bậc thầy của nước ta mà về các mặt tư tưởng chính trị, triết học, văn học, quân sự, ngoại giao.,.. đều có những cống hiến xuất sắc.

Vì vậy Hội sử học Hải Phòng, Hội sử học Việt Nam cùng tạp chí XƯA & NAY đã tổ chức đúc tượng Ngài tặng nhân dân Thủy Nguyên để đặt tại khu tịnh thất Dưỡng Chân ở xã Chính Mỹ nhằm tôn vinh một nhà Thiền học bậc thầy, một danh tướng, một nhà ngoại giao lỗi lạc đời Trần.

Mong rằng cùng với non thiêng Yên Tử, vùng núi Dương Chân sẽ mãi mãi ghi dấu ấn một danh nhân của đất nước từ thế kỷ XIII.

btvxacaonhan
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới